6 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non giúp bé tự lập, phát triển

Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức, trẻ em ngày nay cần được trang bị thêm những kỹ năng quan trọng nhằm phù hợp với chân dung của một công dân toàn cầu. Trong đó, tự lập chính là một trong những kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non mà ba mẹ nên rèn luyện cho bé ngay từ nhỏ. Vậy làm sao để phát triển tính cách tự lập cho trẻ? Hãy cùng tham khảo 6 kỹ năng cần rèn luyện nhằm khơi dậy bản tính tự lập ở trẻ được đề cập trong bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

Làm sao để rèn luyện bản tính tự lập?

Làm sao để rèn luyện bản tính tự lập?

1. 6 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non giúp bé tự lập, phát triển

Có thể thấy rằng, tâm lý ba mẹ nào cũng đều mong muốn chở che, bao bọc tuyệt đối cho con của mình. Tuy vậy, nếu quá chiều chuộng đôi khi lại khiến cho trẻ rơi vào trạng thái ỷ lại, phụ thuộc và xu hướng khó hoà nhập, thích nghi với môi trường mới. Xã hội ngày càng hội nhập, việc trẻ trở nên nhút nhát, thiếu tự lập lại là điều không tốt bởi chúng sẽ cản trở con đường phát triển và vươn ra thế giới sau này của trẻ. Chính vì thế, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, ba mẹ hãy áp dụng những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm xây dựng bản năng tự lập của trẻ, cụ thể:

1.1. Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non – Tự chăm sóc bản thân

Phụ huynh Việt thường có thói quen “làm thay” cho con, bao gồm việc cho trẻ ăn, thay quần áo, đánh răng cho con,… Việc làm này có thể sẽ vô tình làm cho trẻ trở nên thiếu khả năng tự lập. Đặc biệt, khi đi học mầm non, các giáo viên thường không có đủ thời gian để chăm sóc cho từng trẻ, do đó nếu đã quen với việc phụ thuộc, trẻ sẽ gặp phải tình trạng lúng túng trong quá trình ăn, ngủ, chơi,…

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên đã bắt đầu nhận thức về môi trường sống xung quanh và đây là giai đoạn quan trọng để ba mẹ có những phương pháp rèn luyện nhằm giúp trẻ phát triển những kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Theo đó, ba mẹ hãy tạo cơ hội để trẻ tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, và tự ăn,… Nếu chẳng may bé bị té ngã, nếu không quá nghiêm trọng, ba mẹ hãy để trẻ được tự mình đứng dậy, giúp trẻ tập dần với thói quen tự lập, tự vượt qua khó khăn.

1.2. Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non – Ứng xử

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là một phần quan trọng trong cuộc sống, giúp trẻ trở nên tự tin và hoà nhập vào xã hội một cách suôn sẻ. Do đó, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ về cách chào hỏi, tôn trọng người khác, và biết cách xử lý các tình huống khác nhau khi ở trong đám đông hoặc với một tình huống cụ thể. Đồng thời, ba mẹ cũng cần hiểu rằng đôi khi trẻ sẽ có những biểu hiện bướng bỉnh, quên hoặc mắc lỗi. Lúc này, ba mẹ không nên tạo áp lực quá lớn lên trẻ. Thay vào đó, phụ huynh nên nhẹ nhàng nhắc nhở và kiên nhẫn dạy bảo để giúp trẻ học được cách ứng xử chuẩn mực. Như vậy, dù ở trong môi trường nào trẻ cũng có thể tự tin giao tiếp một mình mà không cần sự hỗ trợ từ phía ai khác.

>> Xem thêm: Làm sao để phát triển EQ – chỉ số cảm xúc cho trẻ mầm non?

1.3. Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non – Bơi lội

Bơi lội được xem là một trong những kỹ năng sống cần thiết và vô cùng quan trọng đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Và việc cho trẻ em học bơi được xem là mục đích chính trong quá trình rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ của nhiều ba mẹ nhằm đảm bảo an toàn cho con. Để giúp bé sở hữu những kỹ năng bơi lội đúng cách, ba mẹ nên cho trẻ tham gia vào các lớp học bơi chuyên nghiệp. Ngoài ra, tại một số trường quốc tế hiện nay cũng đã đưa bơi lội vào chương trình học chính thức nhằm giúp cung cấp cho trẻ kỹ năng sinh tồn quan trọng này. Bên cạnh việc bảo vệ bản thân, bơi lội còn mang đến những lợi ích đặc biệt khác như: Giúp trẻ tăng tự tin, tăng chỉ số IQ, phát triển chiều cao, giảm nguy cơ béo phì, tăng sức đề kháng,…

Bơi lội được xem là một trong những kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Bơi lội được xem là một trong những kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

1.4 Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non – Sắp xếp đồ đạc

Ngăn nắp chính là một đức tính tốt không chỉ giúp trẻ chủ động hơn trong cuộc sống mà còn hình thành cho trẻ thái độ sống có trách nhiệm với bản thân hơn. Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng sắp xếp đồ đạc ngăn nắp ngay từ nhỏ sẽ giúp ba mẹ càng yên tâm hơn rằng khi trưởng thành, trẻ sẽ có được nếp sống gọn gàng có kỷ luật và biết sắp xếp công việc một cách cẩn thận.

Ba mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng sắp xếp bằng cách hướng dẫn bé dọn dẹp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong. Thế nhưng, không nên áp đặt quá mức vì ở độ tuổi này, trẻ chưa nhận thức rõ về đúng sai. Thay vào đó, ba mẹ hãy cùng con thực hiện công việc sắp xếp một cách kiên nhẫn, từ đó giúp uốn nắn tính cách gọn gàng cho trẻ. Đồng thời, ba mẹ có thể xây dựng một bản quy tắc chung cho gia đình, mỗi người một phần việc, trong đó bao gồm những việc đơn giản mà trẻ có thể thực hiện, như sắp xếp đồ chơi vào đúng chỗ, đặt quần áo dơ vào giỏ, vứt rác vào thùng rác, và xếp chén bát sau khi dùng bữa ăn.

1.5. Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non – Quản lý thời gian

Đối với trẻ nhỏ, việc phát triển kỹ năng quản lý thời gian giúp cho trẻ học cách phân bổ thời gian cho việc chơi đùa, học tập và nghỉ ngơi một cách hiệu quả. Sau này, kỹ năng quản lý thời gian còn giúp trẻ tránh tình trạng trì hoãn, từ đó nâng cao chất lượng công việc.

Ba mẹ có thể giúp trẻ thiết lập những quy định liên quan đến thời gian ăn uống, giải trí, xem TV, và thời gian ngủ… nhằm giúp trẻ làm quen với việc quản lý cuộc sống hàng ngày một cách có trật tự. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dạy trẻ học cách sử dụng đồng hồ, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, chuẩn bị cho trẻ một cuốn sổ ghi nhớ,… Kỹ năng quản lý thời gian này sẽ trở thành một khả năng mềm quan trọng khi trẻ lớn lên, giúp trẻ đạt được thành công trong cuộc sống.

1.6. Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non – Giúp đỡ và chia sẻ

Giúp đỡ – chia sẻ chính là hành động mang tính nhân văn cao và là một trong các phẩm chất tốt đẹp của con người. Chính vì vậy, ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non, ba mẹ hãy dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ người khác để bé có thể lớn lên và phát triển một cách toàn diện về trí tuệ, cảm xúc. Theo đó, ba mẹ hãy giáo dục trẻ về lòng nhân ái và tình thương bằng cách kể cho trẻ nghe về những câu chuyện tử tế trong sách truyện hoặc đời sống thực tế, cùng bé tham gia những hoạt động thiện nguyện. Đặc biệt, ba mẹ hãy là tấm gương sáng về lòng tốt để trẻ học hỏi và noi theo. Việc sở hữu phẩm chất giàu lòng yêu thương sẽ giúp trẻ vững vàng trên cuộc sống, dù cho ở một mình thì bé vẫn có thể giải quyết vấn đề một cách đúng đắn bằng tình thương.

Hãy giáo dục trẻ về lòng nhân ái và tình thương cho trẻ

Hãy giáo dục trẻ về lòng nhân ái và tình thương cho trẻ

2. Trường quốc tế Việt Úc – VAS và chương trình rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

VAS hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện tính tự lập nói riêng và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung. Vậy nên, trong chương trình giáo dục chính lẫn hoạt động ngoại khoá, VAS luôn nỗ lực lồng ghép những bài học về kỹ năng mềm để giáo dục toàn diện cho trẻ. Cụ thể, những chương trình rèn luyện kỹ năng xã hội được tổ chức tại VAS là:

– Tổ chức trải nghiệm rạp chiếu phim ngay tại trường: Nhằm tạo điều kiện cho trẻ làm quen với các tình huống thực tế, VAS đã tổ chức một buổi mô phỏng tình huống ở rạp chiếu phim cho các em học sinh mầm non được trải nghiệm. Cụ thể, buổi mô phỏng sẽ gồm các hoạt động theo đúng trình tự khi đi xem phim như: xếp hàng, mua vé, vào cổng, soát vé, ngồi đúng số ghế,… Qua trải nghiệm trực quan và gần gũi này, các bé được giáo dục lối ứng xử văn minh tại nơi công cộng (không nghe điện thoại, không gây tiếng ồn, không ăn uống trong rạp chiếu phim…) đồng thời trau dồi những kỹ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống thường ngày như tính tự lập, chủ động.

Tổ chức trải nghiệm rạp chiếu phim ngay tại trường

Tổ chức trải nghiệm rạp chiếu phim ngay tại trường

– Từ cấp Mầm non tại VAS, trẻ đã được rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong cách ứng xử, chăm sóc bản thân, quản lý cảm xúc và kỹ năng giao tiếp, tự vệ,… để hình thành phẩm chất và xây dựng tính tự lập, tự chủ trong sinh hoạt và học tập.

– VAS tổ chức chương trình GÓC TỬ TẾ – KINDNESS CORNER giúp bồi dưỡng tính cách và lòng nhân ái cho trẻ. Các em học sinh sẽ tham gia viết, vẽ, chụp ảnh với chủ đề “Lan tỏa điều tử tế”. “Góc Tử Tế” sẽ tạo cơ hội để trẻ thể hiện tài năng của mình, góc nhìn sáng tạo, đồng thời góp phần tôn vinh những hành động tử tế trong cuộc sống.

– Kỹ năng chăm sóc bản thân: Tại VAS, trẻ được rèn luyện kỹ năng tự phục vụ, bao gồm tự đánh răng, tự đi, tự ăn, tự rửa tay khi tay bẩn, tự thay quần áo, tự dọn dẹp đồ chơi, tự gấp mền gối sau khi ngủ dậy.

– Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Không chỉ giúp trẻ biết cách tự vui chơi và sinh hoạt an toàn, VAS còn chú trọng trang bị cho trẻ những kỹ năng quan trọng nhằm tránh bị xâm hại, giúp trẻ biết ứng xử khi đi lạc và cùng những hiểu biết cơ bản về an toàn giao thông qua các lớp học về kỹ năng sống.

– Kỹ năng thích nghi và sinh tồn: Hằng năm, VAS tổ chức khoảng 3 chuyến dã ngoại thực hành trong ngày dành cho trẻ Mầm non đến những nông trại, khu vui chơi để trẻ được trải nghiệm môi trường mới. Qua các hoạt động thử thách đa dạng, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề và ứng phó với nhiều tình huống.

– Kỹ năng tự học: Phương pháp học tập chủ động (Active Learning) với giáo cụ hiện đại, màn chiếu, bảng thông minh… tại VAS sẽ kích thích kỹ năng nghe nhìn, tương tác và sáng tạo ở bé. Qua đó, giúp bé luôn ở trong tâm thế chủ động và thích được trải nghiệm, học hỏi mà không bị áp đặt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *